Promote Vietnam - China economic, trade, agriculture and logistics cooperation

Sáng 13/6, tại thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Trung Quốc, đã diễn ra Tọa đàm hợp tác kinh tế - thương mại, nông nghiệp và logistics Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên) với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và gần 200 doanh nghiệp hai nước.

Chú thích ảnh
Các đại biểu chụp ảnh chung.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, đây là hoạt động xúc tiến hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng - do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc chủ trì, phối hợp chính quyền tỉnh Tứ Xuyên tổ chức - nhằm tạo điều kiện cho các bộ, ngành trong nước, các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc và kết nối hợp tác với các đối tác Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có độ mở lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu ASEAN về tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), với 13 FTA đã được hoàn tất và 3 FTA khác đang được đàm phán, đặc biệt là những FTA có tầm ảnh hưởng lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như các hiệp định sắp có hiệu lực trong thời gian tới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)...

Khẳng định Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 147,8 tỷ USD (tăng 21,2% so với năm 2017), Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Thành Đô là trung tâm kinh tế, tài chính, công nghệ, văn hóa và giao thông lớn của khu vực miền Tây Trung Quốc.

Đến với Thành Đô, các doanh nghiệp và địa phương Việt Nam không chỉ được tiếp cận với thị trường gần 91 triệu dân, quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 600 tỷ USD, với mức tăng trưởng 8% trong năm 2018, đứng thứ 6 của Trung Quốc, mà còn được tiếp cận với thị trường rộng lớn khu vực miền Tây Trung Quốc. Như vậy, tỉnh Tứ Xuyên và Việt Nam có thể phát huy hơn nữa vai trò cầu nối quan trọng trong hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, tận dụng tốt hơn các cơ hội do việc nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc mở ra.  

Tại buổi toạ đàm, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Lý Vân Trạch đã đánh giá cao kết quả hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế - thương mại, nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, Tứ Xuyên nói riêng; đồng thời bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác thực chất với các địa phương Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, du lịch; mở rộng quy mô thương mại giữa Tứ Xuyên và Việt Nam, thúc đẩy hợp tác thường xuyên giữa hai bên trong lĩnh vực logistics, từng bước hình thành chuỗi ngành nghề logistics liên khu vực.

Ông Lý Vân Trạch mong muốn doanh nghiệp hai bên tăng cường tìm hiểu các chính sách pháp luật và tiềm năng hợp tác, để tạo dựng nền tảng hợp tác song phương, đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại Tứ Xuyên, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp chất lượng cao của Tứ Xuyên sang đầu tư tại Việt Nam.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Quốc Doanh phát biểu tại Toạ đàm.

Cũng tại buổi toạ đàm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Quốc Doanh cho biết Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền.

Nông lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 180 thị trường trên thế giới, phủ khắp trên hầu hết các nước trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản vào thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương chú trọng phát triển các sản xuất, liên kết phát triển các vùng nguyên liệu, tập trung quy mô hàng hóa, cấp mã số vùng trồng và chăn nuôi để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Tiếp tục tăng cường phát triển bảo quản, chế biến, đóng gói...đáp ứng các quy định của thị trường Trung Quốc.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các diễn giả đến từ các bộ, ngành, hiệp hội của hai bên đã chia sẻ các thông tin về tình hình kết quả hợp tác cũng như các thời cơ, thách thức trong hợp tác kinh tế - thương mại, nông nghiệp và logistics Việt Nam - Trung Quốc. Hơn 100 doanh nghiệp của hai nước cũng có cơ hội để kết nối, trao đổi về khả năng và triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Sau tọa đàm, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp của Việt Nam còn đi thăm và khảo sát các cơ sở kinh tế - thương mại, nông nghiệp, logistics của thành phố Thành Đô và tỉnh Tứ Xuyên.

むっつりスケベ文系女子のねっとり追い打ち中出しソープランド 渚みつき javlibrary.pro しゃせいかんり